Mua sắm trực tuyến nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng, duy trì ngay cả trong bình thường mới. Cùng NR Global tìm hiểu ngay nhé!
Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, làm việc, học tập tại nhà, nhiều người có xu hướng chăm chút cho không gian sống nhiều hơn. Loạt sản phẩm nội thất tiêu dùng, trang trí, thiết bị điện tử, gia dụng tiện ích… được ưa chuộng và ghi nhận tăng trưởng doanh số trong quý III/2021.
Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích. Cụ thể, trong thời điểm giãn cách xã hội toàn TP HCM, doanh số mặt hàng bánh mì ăn liền và sữa hộp tăng lần lượt là 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu ghi nhận từ báo cáo quý III/2021 về hành vi tiêu dùng của Lazada, một trong những trang mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện tại, cho thấy ngành hàng bách hóa dẫn đầu doanh số với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng khi gấp đến 17 lần.
Mặt khác, các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử, nhất là laptop, máy tính để bàn và các phụ kiện liên quan, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà, cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ghi nhận của Lazada, doanh thu ngành này đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng doanh số này được Lazada đánh giá khá ấn tượng bởi đây là ngành hàng vốn kén người mua trực tuyến vì giá trị cao và cần kiểm tra chất lượng trong thời gian dài. Tuy nhiên nhiều người dùng Việt đã dần chấp nhận và tin tưởng khi chọn mua sắm trực tuyến các mặt hàng giá trị cao.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong đại dịch
Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến trong đại dịch
Sự gia tăng các giao dịch qua các trang mua sắm trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, cụ thể:
- Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn. Trong bối cảnh giãn cách, phong tỏa, gần như “đóng băng” mọi hoạt động thì nhu cầu của người tiêu dùng vẫn hiện hữu. Đặc biệt là những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Giúp người tiêu dùng đáp ứng được những nhu cầu này mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Hơn nữa còn giúp người tiêu dùng không phải di chuyển đến nhiều địa điểm trong quá trình mua sắm.
Mua sắm trực tuyến đáp ứng nhanh nhu cầu của người tiêu dùng
- Tiện lợi, nhanh chóng: Người tiêu dùng sẽ không phải xếp hàng chờ đợi như mua sắm truyền thống. Người tiêu dùng chỉ việc ở nhà, lên mạng chọn mua và chờ vận chuyển đến nhà.
Quá trình mua hàng tiện lợi, nhanh chóng
- Tạm thời xoa dịu tâm trạng trong bối cảnh nguy hiểm của đại dịch: Khi việc phong tỏa, giãn cách diễn ra trong thời gian dài. Người tiêu dùng dễ rơi vào trạng thái buồn chán, có xu hướng dễ cáu giận. Mua sắm trực tuyến là một trong những phương thức giải tỏa tạm thời những cảm xúc này.
- Tạo cảm giác “kết nối”: Khi phải thực hiện giãn cách trong thời gian dài dẫn tới việc không được tiếp xúc với người khác. Mua sắm trực tuyến giúp tạo cảm giác “kết nối” tới xã hội. Thông qua các thông báo đặt hàng, thanh toán, vận chuyển được gửi qua tin nhắn/email, giúp người tiêu dùng có cảm giác được tiếp xúc với xã hội.
- Có thể thấy, bên cạnh lợi ích về đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Mua sắm trực tuyến trong địa dịch còn có nhiều lợi ích về mặt tâm lý. Một số người tiêu dùng cho rằng, mua sắm trực tuyến khi phải giãn cách quá lâu giống như cảm giác chờ đợi những món quà.
Những rủi ro khi mua sắm trực tuyến quá nhiều trong đại dịch
Tất nhiên, bên cạnh những lợi ích vẫn sẽ tồn tại những rủi ro mang lại tác động tiêu cực cho người tiêu dùng. Những tác động tiêu cực mà mua sắm trực tuyến có thể mang đến như:
- Mua trực tuyến quá dễ dàng và nhanh, làm người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá mức thu nhập: Với sự phát triển của các trang mua sắm trực tuyến và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Người tiêu dùng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, dễ dàng và nhanh chóng nhất khi mua sắm trực tuyến. Chỉ với một click chuột, người tiêu dùng đã có thể mua được rất nhiều mặt hàng. Điều làm làm xuất hiện và gia tăng tình trạng chi tiêu quá mức.
- Có xu hướng mua những thứ không cần thiết do quá buồn chán: Vì có quá nhiều thời gian rảnh, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn. Để thỏa mãn sở thích nhất thời, họ thường sẽ: đặt mua quá nhiều đồ ăn khi đang đói, đặt mua nhiều trang phục, phụ kiện cho những chuyến đi sau giãn cách, đặt mua nhiều công cụ làm bếp không thực sự hữu ích,…
- Ảnh hưởng xấu đến môi trường: Khi thương mại điện tử mới phát triển, đây được coi là hình thức giúp bảo vệ môi trường. Có thể khắc phục được các nhược điểm của mua sắm truyền thống như không cần di chuyển vẫn nhận và đổi trả được hàng. Tuy nhiên, khi mua sắm trực tuyến quá nhiều cùng với hình thức vận chuyển nhanh đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Người tiêu dùng đối mặt nhiều hơn với những phạm vi quyền lợi khi mua sắm trực tuyến như: hàng hóa không giống quảng cáo, hàng không áp dụng đồng kiểm, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, bảo mật thông tin cá nhân,…
Người tiêu dùng có nguy cơ đối mặt với các vấn đề tiêu cực khi mua sắm trực tuyến
Kết luận
Nắm bắt được những tâm lý và nhu cầu này của người tiêu dùng. Doanh nghiệp của bạn cần triển khai các kế hoạch bán hàng tốt hơn nữa. Một khi đã tiếp cận được những khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm tới. Hiệu quả bán hàng sẽ tăng nhanh chóng, đồng thời mức doanh thu cũng được cải thiện đáng kể.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần phục hồi và cần các kế hoạch xúc tiến, thu hút khách hàng để tiếp tục sống chung với đại dịch. Hãy liên hệ ngay NR Global, chúng tôi sẽ lên phương án, đưa ra các kế hoạch phát triển, tái tạo lại thương hiệu công ty bạn một cách hoàn hảo và hiệu quả nhất.
_______________
NR Global – Website & Marketing
Marketing khó, có NR Global lo
➤ Địa chỉ: 100 Bế Văn Đàn, Đà Nẵng
➤ Website: nrglobal.vn
➤ Email: info@nrglobal.vn
➤ Hotline: 0935 19 19 03